- Giải bạc năm nay thuộc về sách Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông của TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ.
![]() |
Đan Kim, Phùng Ngọc Huy. |
Ca sĩ Đan Kim chia sẻ, cách đây vài ngày, cô và Phùng Ngọc Huy có show biểu diễn tại Pensacola, Florida. Từ đây cặp đôi tiếp tục di chuyển khoảng 2 tiếng đồng hồ tới Panama City hát trong tiệc kỷ niệm cưới của một gia đình.
6h sáng ngày hôm sau, cả hai ra sân bay để về nhà ở Califoria thì được hãng bay thông báo huỷ chuyến và phải 3 ngày sau mới có chuyến bay tiếp theo.
"Không thể nào ở lại được, phần vì những ngày xa nhà quá lâu và ở lại không biết 3 ngày sau có về được không nên tôi và Phùng Ngọc Huy nhờ người tìm một sân bay khác để book vé máy bay tránh những đoạn đường xảy ra bão tuyết. Được book vé bay ở sân bay Birmingham nhưng tới nơi chúng tôi cũng không thể bay vì tình trạng cũng tương tự vì bão tuyết không thể cất cánh.
Thực sự lúc đó chúng tôi rất đuối, mệt mỏi nên quyết định thuê một xe để tự lái về nhà. Nghĩ lại tôi thấy liều vì không biết từ sân bay Birmingham về tới nhà là bao xa. Nhưng trong đầu chúng tôi lúc đó chỉ có hai từ về nhà nên cứ thế lái xe không suy nghĩ gì hết", ca sĩ Đan Kim chia sẻ.
Tuy nhiên, quãng đường về nhà đối với Đan Kim và Phùng Ngọc Huy lần này thực sự đáng nhớ và kinh hãi. Nữ ca sĩ kể, cả hai đi được một đoạn đường thì bị tuyết tan rất khó để lái xe.
![]() |
![]() |
Đoạn đường mà Đan Kim và Phùng Ngọc Huy gọi là 'kinh hoàng'. |
"Chúng tôi thay nhau lái xe, người này lái thì người kia ngủ, di chuyển từ tiểu bang này cho đến tiểu bang kia, hết xăng thì vào đổ. Chúng tôi mua đồ ăn trên xe và cố gắng lái kiểu 'chạy bão tuyết'. Hành trình 37 tiếng thật khủng khiếp, chúng tôi đã đi qua rất nhiều đoạn đường bão tuyết ngập bánh xe và phải di chuyển từ từ, khéo léo. Thêm nữa, có đoạn chúng tôi còn qua cả sa mạc nữa. Lần đầu cũng như lần cuối thôi, chúng tôi thực sự sợ hãi. Đây là show nhớ đời với cả hai chúng tôi. Vẫn may là 37 tiếng với hành trình đầy gian nan, chúng tôi đã được về nhà, không thì giờ không biết nói sao", Đan Kim kể.
Trước đó, ca sĩ Hàn Thái Tú cũng chia sẻ anh cũng đã phải tháo chạy một cách thận trọng trong bão tuyết ở Texas. Nam ca sĩ kể 5h sáng ngày 15/1 khi thức dậy, anh phát hiện cả TP.Dallas đã cúp điện và nước. Quan chức địa phương thông báo sự cố mất điện là ngoài tầm kiểm soát, chưa thể đưa ra thời gian chính xác khắc phục được sự cố, khuyên người dân ở yên trong nhà.
"Tôi ngấm lạnh và bắt đầu sợ hãi. Nhiệt độ ngoài trời lúc đó là -15 độ C, nếu tiếp tục ngồi chờ, tôi có thể chết cóng. Bất giác, tôi nghĩ đến việc tháo chạy để đảm bảo an toàn. Tôi bốc máy gọi cho những người bạn ở gần nhất, hỏi xem khu nhà họ có điện và nước không, rồi xin đến ở nhờ.
Tôi xem dự báo thời tiết, họ nói khoảng 7h trời sẽ sáng. Trong vòng hai tiếng, tôi lấy được hai bộ quần áo cùng một số thực phẩm có sẵn trong tủ lạnh rồi nhanh chóng rời nhà. Lúc này, tuyết ngoài sân phủ dày đến nửa bánh xe, tôi phải dùng tay không cào bớt tuyết mới có thể di chuyển. Trên đường, nước đóng băng khiến mặt đường trơn trượt, nếu đi nhanh sẽ ngã. Tôi đi với tốc độ chậm chạp, vừa không dám đi nhanh vì dễ xảy ra tai nạn, vừa lo lắng nếu càng ở lâu trên đường càng có nguy cơ gặp bất trắc. Tôi mất hơn một giờ để đi quãng đường mà ngày thường chỉ mất chưa đầy 30 phút chạy xe", Hàn Thái Tú chia sẻ.
![]() |
Hàn Thái Tú cũng phải tháo chạy vì bão tuyết bất thường ở Mỹ. |
May thay, Hàn Thái Tú gọi được cho mấy người bạn và cũng trong hoàn cảnh như anh rồi tập trung lại ở một nhà. Họ gần như không ra ngoài trong suốt thời gian ấy. Nguồn thực phẩm duy nhất của họ là thức ăn đã tích trữ trong tủ lạnh vì bên ngoài, trạm xăng, các cửa hàng bán lẻ, siêu thị đều đóng cửa.
"Lúc ấy mới biết quý từng cọng rau, gói mì bởi đó là tất cả cho những ngày sắp tới. Đâu biết khi nào cuộc sống mới ổn định lại. Hàng ngày, tôi nấu nướng cho mọi người và làm vài việc khác để thời gian trôi qua bớt tẻ nhạt. Bạn tôi mở vòi nước liên tục vì sợ nước đóng đá sẽ vỡ đường ống và mất nước... Nhà bạn xài hệ thống sưởi chạy gas nên tôi cảm thấy yên tâm hơn vì nếu bị mất điện cũng không chết cóng. May mắn khu này có điện và nước ổn định trong ba ngày tôi sống nhờ", Hàn Thái Tú kể lại.
Đan Kim với 'Tình là dây oán':
Tình Lê
Những ngày cuối năm Canh Tý, ca sĩ Đan Kim diện áo dài đỏ, đến thắp hương ở chùa Bảo Quang thuộc thành phố Santa Ana, bang California để cầu bình an.
" alt=""/>Phùng Ngọc Huy, Đan Kim: Trải nghiệm kinh hoàng 37 tiếng ngập trong bão tuyếtSau khi nhận thông báo của Ban quản lý ký túc xá, sáng 31/7, các sinh viên của Khu V nhanh chóng dọn dẹp đồ dùng để chuyển sang khu K của ký túc xá, nhường phòng cho người cách ly. Thúy cũng nhanh chóng chấp hành.
Phòng của Thúy có 6 sinh viên ở. Bốn bạn đã về quê, chỉ còn Thúy và một sinh viên khóa trên ở lại.
Phải dọn đồ cho cả phòng, Thúy và cô bạn làm đến 12 giờ trưa mới xong. “Lúc đó, em vừa mệt vừa đói”, Thúy nói.
Đợt dịch trước, Thúy theo dõi thông tin thì thấy có nhiều người bị cách ly lo lắng, không hài lòng khi đến ở phòng ký túc xá sinh viên. Trước khi rời đi, cô nghĩ, mình phải để lại gì đó động viên người cách ly. Suy nghĩ một lúc, cô sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin quyết định lấy giấy bút viết thư để lại, đi kèm là một cuốn sách cho người cách ly đọc lúc rảnh.
![]() |
Lá thư Thúy viết động viên người đến phòng mình cách ly. Ảnh: Hi Đà Nẵng. |
“Lúc nghe tin về dịch bệnh, em rất sợ và lo lắng. Chắc tâm lý của người bị cách ly cũng vậy. Thông qua lá thư này, em muốn động viên họ, mong họ yên tâm, phối hợp cùng cả nước dập dịch thành công”, cô gái sinh năm 2000 bày tỏ.
Trong thư Thúy viết: “Đà Nẵng đang trong mùa dịch rất căng thẳng, nếu cô chú có lỡ bị cách ly thì con mong cô chú sẽ lạc quan, vui vẻ để giữ tinh thần thật tốt. Hôm nay, bọn con phải chuyển phòng qua khu khác ở để ký túc xá này làm khu cách ly tập trung.
Nếu cô chú ở lại phòng con hãy vui vẻ, tinh thần tốt thì sức khỏe sẽ tốt hơn, đừng lo lắng quá. Wifi phòng con là B301, mật khẩu wifi là 123456789...".
Cuối thư, Thúy còn dặn người đến cách ly: “Phòng con xịn và mát lắm đó. Cô chú đọc cuốn sách con để lại nữa nhé. Con chúc cô chú thật mạnh khỏe, sớm được về nhà với gia đình”.
![]() |
Nguyễn Thị Thanh Thúy. Ảnh: NVCC |
Sợ lá thư bị thất lạc, Thúy cẩn thận lấy keo dán dán lại trên mặt bàn. Lá thư sau đó được một người chụp lại đăng lên mạng xã hội.
Thúy cho biết, ở nơi mới, cô và các sinh viên khác chấp hành tốt nội quy của Ban quản lý ký túc xá đặt ra. “Tụi em được đo thân nhiệt ngày ba lần. Bữa trưa và chiều thì có đội tự quản của ký túc xá đưa đến tận phòng. Tụi em còn được nhận trợ cấp của các mạnh thường quân bằng đồ ăn sáng, xúc xích, mì tôm…”, Thúy chia sẻ.
Sợ ba mẹ ở Gia Lai lo lắng cho mình, cô gái sinh năm 2000 luôn gọi về động viên, nhắc bố mẹ đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế đến nơi công cộng để cùng cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Thầy Nguyễn Văn Hưng, Bí thư Đoàn trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt Hàn cho biết, khu V ký túc xá có tường rào đảm bảo an toàn nên được trưng dụng làm khu cách ly tập trung. Toàn khu có 2 tòa nhà, có tổng cộng 96 phòng. Từ ngày 2/8, ký túc xá đã tiếp nhận người dân đến cách ly.
Thầy Hưng cũng cho biết, toàn bộ 350 sinh viên của khu V được chuyển sang khu K. Nhà trường kết hợp với các đơn vị hỗ trợ và mạnh thường quân để cung cấp bữa ăn sáng miễn phí cho các em. Bữa trưa và tối, nhà trường thuê người nấu cơm, sinh viên sẽ mua các suất ăn này trong thời gian thực hiện giãn cách, không ra khỏi ký túc xá.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19